Thiết kế website VietWeb.Vn - DaHinh.Com
Thông báo chỉ đạo: |
Cập nhật lúc 7h00 ngày 4-2-2020:
Trong đó:
- 02 cha con người Trung Quốc (01 người đã khỏi);
- 04 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc (01 người đã khỏi và được xuất viện);
- 01 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc;
- 01 công dân Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc.
- Ngày 31/1/2020, WHO công bố dịch bệnh nCoV là SỰ KIỆN Y TẾ CÔNG CỘNG KHẨN CẤP GÂY QUAN NGẠI TOÀN CẦU (PHEIC).
Đường dây nóng Bộ Y tế 1900 9095 và 1900 3228; cùng 21 BV sẵn sàng nhận thông tin dịch bệnh
KHUYẾN CÁO MỚI NHẤT CỦA BỘ Y TẾ VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH DO VIRUS nCoV
*** NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ VI RÚT nCoV ***
Đến hết ngày 3/2/2020 đã có 41 cơ sở kinh doanh bị xử lý vì có hoạt động tăng giá cao, “chặt chém” người dân mua khẩu trang y tế phòng ngừa dịch bệnh nCoV.
Người dân khi phát hiện các cơ sở lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán hàng cần thông báo ngay tới Cơ quan Công an nơi gần nhất, trang facebook Công an thành phố Hà Nội hoặc đường dây nóng của Tổng cục Quản lý thị trường (SĐT 1900.888.655) để cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý.
Ngoài hành vi găm hàng, nhà thuốc này còn vi phạm khi không thực hiện việc mở sổ theo dõi hoạt động mua bán thuốc. Theo quy định, với cả 2 hành vi, nhà thuốc này sẽ bị xử phạt hành từ 28 - 30 triệu đồng và tước giấy phép từ 3 - 6 tháng. Hiện, Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk đang xem xét để ra quyết định xử lý đối với nhà thuốc này.
TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức cuộc họp khẩn lên kế hoạch lập 2 bệnh viện dã chiến phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV.
Cụ thể bệnh viện dã chiến thứ nhất có 300 giường bệnh tại Trường Quân sự thành phố ở ấp Bàu Đưng, Nhuận Đức, huyện Củ Chi với ít nhất 20 giường hồi sức tích cực. Bệnh viện dã chiến thứ hai có 200 giường bệnh tại xã Phú Xuân, Nhà Bè có ít nhất 10 giường hồi sức tích cực.
Mục đích thành lập bệnh viện dã chiến nhằm tiếp nhận, theo dõi, chăm sóc và điều trị các trường hợp nghi ngờ và bệnh nhân mắc bệnh do nCoV khi dịch bệnh lan ra cộng đồng. Các bệnh viện này sẽ được sử dụng khi số ca mắc bệnh do nCoV ở cùng một thời điểm trên địa bàn thành phố lớn hơn 500 ca, vượt quá khả năng thu dung điều trị tại các khoa cách ly của các bệnh viện thành phố, quận huyện.
BS. Trương Hữu Khanh - Trưởng hoa Nhiễm, BV Nhi đồng 1 cũng cho biết: BV Nhi đồng 1 hiện chưa điều trị cho bệnh nhi nào nhiễm virus nCoV. Trước đó, có hai bé có nguy cơ, cần cách ly xét nghiệm đều âm tính. Hiện nay không còn cách ly bé nào. Mọi thông tin khác là nhảm nhí.
10:27, 03-02-2020: Tổng hợp của Văn phòng Bộ Y tế sau 24 giờ đầu tiên tiếp nhận thông tin phòng chống dịch cho thấy, đã có 18.646 cuộc gọi đến đường dây nóng 19009095 để tư vấn. Bộ Y tế cho biết, đường dây nóng 19009095 có 80 người tham gia giải đáp tính đến hết 24h.
Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân thông tin đúng, chính xác, ngắn gọn khi gọi đến đường dây nóng, tránh những thông tin quấy rối, không hợp tác.
Lãnh đạo BVĐK tỉnh Thanh Hóa chúc mừng bệnh nhân được ra viện. Ảnh: BVCC
Ca dương tính thứ 8 với nCoV tại Việt Nam là chị V.H.L, 29 tuổi, trú tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Bệnh nhân có tiền sử dịch tễ đi cùng 7 người Việt Nam được Công ty TNHH Nihon Plast của Nhật Bản cử sang Vũ Hán tập huấn và cùng trở về sân bay Nội Bài ngày 17/01 trên chuyến bay CZ8315 của Southern China. Trong đó có 3 trường hợp đã xác định dương tính với nCoV, đang cách ly, điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới TW và BVĐK tỉnh Thanh Hoá. Kết quả xét nghiệm tại Viện Vệ sinh Dịch tễ TW, mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân dương tính với nCoV. Hiện bệnh nhân đang được cách ly tại BV Bệnh nhiệt đới TW cơ sở Đông Anh trong tình trạng ổn định.
Cùng có kết quả xét nghiệm vào chiều tối 2/2, bệnh nhân Lê Văn Thạch (19 tuổi) cũng có kết quả âm tính với nCoV. Như vậy, đến thời điểm hiện tại Yên Bái chưa có bệnh nhân nhiễm nCoV.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 64 Nghị định 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện thì hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng có mức xử phạt 20-30 triệu đồng.
Hiện nay các đơn vị nghiêp vụ Công an Thành phố đã lên danh sách các chủ tài khoản facebook đăng tải thông tin sai sự thật về công tác phòng chống dịch bệnh virus nCoV trên địa bàn Thành phố và sẽ tiếp tục xử lý trong thời gian tới.
Như vậy, từ ngày 31/01 đến ngày 02/02/2020, lực lượng QLTT đã kiểm tra, xử lý 1.221 vụ. Tạm giữ 318.616 chiếc khẩu trang (không kể số 94.000 chiếc do Cục QLTT TP.HCM xử lý đối với Công ty TNHH Thiết bị y tế Thời Thanh Bình).
Đối với số hàng 94.000 khẩu trang do Cục QLTT TP.HCM tạm giữ, sau khi làm rõ hành vi để xử lý, Công ty TNHH Thiết bị y tế Thời Thanh Bình đã cam kết không vi phạm, khắc phục vi phạm nhãn và đã chuyển 94.000 chiếc khẩu trang về chi nhánh để bán ra phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.
Hai tổng đài của Bộ Y tế là 1900 3228 và 1900 9095 đều hoạt động 24/7. Riêng trong ngày 02/02/2020 có 21 người trực online. 80% các cuộc gọi tập trung vào các nội dung như: Dấu hiệu triệu chứng của bệnh và cách phòng chống; Phát hiện về người nghi nhiễm bệnh và khai báo y tế; Thủ tục nhập cảnh trong thời gian có dịch; Thông tin phát hiện nơi bán khẩu trang giá cao và tình hình khẩu trang khan hiếm trên thị trường; Các địa chỉ xét nghiệm.
Người dân khi phát hiện hành vi lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán hàng cần thông báo ngay tới Cơ quan Công an nơi gần nhất, trang facebook Công an thành phố Hà Nội hoặc đường dây nóng của Tổng cục Quản lý thị trường (1900.888.655) để cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý.
Đường dây nóng 19009095 hoạt động song song với đường dây nóng 1900 3228 và các đường dây nóng của 21 bệnh viện có cơ sở theo dõi và điều trị cách ly các bệnh nhân nghi nhiễm và nhiễm nCoV.
Việc cấp lại phép bay cho các hãng sẽ được Cục Hàng không Việt Nam thông báo đến các hãng sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chinh phủ.
Mục tiêu của kế hoạch nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp số mắc bệnh và tử vong. Kế hoạch phân loại cấp độ dịch bệnh thành 4 cấp độ.
Trong đó, cấp độ 1: Có trường hợp bệnh xâm nhập; Cấp độ 2: Dịch bệnh có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn Thành phố; Cấp độ 3: Dịch bệnh lây lan trên địa bàn Thành phố với trên 20 trường hợp mắc; Cấp độ 4: Dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng với trên 1.000 trường hợp mắc.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo tại cuộc Họp trực tuyến toàn quốc về phòng chống dịch bệnh do nCoV.
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo giữ nguyên giá bán khẩu trang và các trang thiết bị y tế khác. "Bất cứ hiệu thuốc tăng giá khẩu trang, yêu cầu rút giấy phép kinh doanh, đây là quyền hạn của ngành Y tế. Nếu người dân có bằng chứng cửa hiệu tăng giá, không cần thanh tra kiểm tra, đề nghị Bộ Y tế rút giấy phép kinh doanh ngay lập tức. Đây là vấn đề kỷ cương, đạo đức, cần thực hiện nghiêm túc” - Phó Thủ tướng nói.Phó Thủ tướng đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông không nhận bưu kiện, chuyển bưu kiện chứa khẩu trang, nước sát trùng, thuốc sát trùng… ra nước ngoài.Xử lý thật nghiêm các trường hợp cố tình trục lợi từ dịch nCoV, đảm bảo sức khoẻ người dân được đảm bảo, không để lây lan trong cộng đồng.
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lào Cai cho biết, kết quả xét nghiệm xác định thêm 5 trường hợp âm tính với nCoV. Trước đó, ngày 26-1 đã có 1 trường hợp âm tính. Như vâỵ, trong tổng số 11 bệnh nhân được cách ly theo dõi tại các BV ở Lào Cai đã có 6 trường hợp âm tính.
- Hà Nội thành lập 4 đoàn kiểm tra công tác phòng chống bệnh do nCoV. 4 đoàn này sẽ thực hiện kiểm tra đột xuất tất cả các đơn vị y tế trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, kể công lập và ngoài công lập. Trong đó 2 đoàn sẽ kiểm tra các bệnh viện và 2 đoàn kiểm tra các TTYT quận, huyện, thị xã.
- Tại Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã diễn ra cuộc họp bàn, các chuyên gia trong lĩnh vực xét nghiệm đến từ WHO,CDC, Viện VSDTTW, BV Bệnh Nhiệt đới TW, BV Bạch Mai, BV Nhi TƯ....đã cùng nhau bàn và thảo luận về công tác xét nghiệm các mẫu nghi nhiễm nCoV, quy trình xét nghiệm, việc chuẩn hoá quy trình để đảm bảo chất lượng xét nghiệm...
Thủ tướng chỉ thị tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nCoV
Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị 06/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống trước diễn biến phức tạp mới của dịch bệnh do virus nCoV gây ra. Thủ tướng Chỉ thị Bộ Y tế: Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp nghiên cứu, đề xuất việc công bố tình trạng khẩn cấp về y tế do dịch bệnh này gây ra tại Việt Nam. Hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp chủ động phòng bệnh. Rà soát, bảo đảm trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch. Chỉ đạo các đơn vị chủ động sản xuất trang thiết bị phòng dịch; cung ứng đủ phương tiện, trang thiết bị, hóa chất, sinh phẩm phòng, chống dịch, trước hết là cho các địa phương biên giới.Xây dựng kịch bản về diễn biến của dịch và kế hoạch, biện pháp ứng phó và kiểm soát dịch bệnh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 02 tháng 02 năm 2020.
- Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết, để hỗ trợ người dân tiếp cận đường dây nóng 19003228 phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus nCoV, Bộ TT&TT đã yêu cầu doanh nghiệp miễn cước gọi đến số dịch vụ này từ 0h ngày 1/2/2020.
- Ông Lê Quang Thọ - PGĐ Sở Y tế Phú Thọ bác tin đồn có trường hợp nghi nhiễm nCoV đang điều trị tại BVĐK Phú Thọ. Hiện BV chưa tiếp nhận, cách ly trường hợp nào nghi nhiễm nCoV và cũng không có du học sinh nào trở về từ Vũ Hán đến BV khám bệnh. Thông tin trên là hoàn toàn bịa đặt.Về trường hợp chị T, khu 3, xã Quang Húc, huyện Tam Nông từ Vũ Hán về nước đêm 7/1, đến 25/1, cảm thấy người không được khỏe. Đội phản ứng nhanh của huyện Tam Nông đã lập tức có mặt và hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đến sáng 31/1, chị T và những người tiếp xúc với chị T hoàn toàn khỏe mạnh.
3h sáng 31-1-2020: ở Geneva (Thụy Sĩ), WHO tuyên bố sự bùng phát chủng virus nCoV từ Trung Quốc là "TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP Y TẾ TOÀN CẦU".
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus chủ trì cuộc họp báo ở trụ sở của WHO tại Geneva, Thụy Sĩ chiều 30-1 (giờ địa phương) - Ảnh: REUTERS.
01 ca đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, 02 trường hợp còn lại đang cách ly và điều trị tại cơ sở 2 của BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Đối với những người đã tiếp xúc với các bệnh nhân này, ngành y tế đang cách ly, theo dõi. Như vậy đến thời điểm này, Việt Nam đã ghi nhận 05 ca dương tính với dịch bệnh, trong đó có 02 ca là công dân Trung Quốc, hiện 1 ca đã khỏi bệnh.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp.
BS. Dõng cũng cho hay, xem phòng, chống dịch là nhiệm vụ hàng đầu nên các chỉ đạo của tỉnh Khánh Hòa được thực hiện nghiêm. Các hướng dẫn và chỉ đạo của Bộ Y tế cũng được thực hiện tốt. Cơ số thuốc men, phương tiện y tế luôn sẵn sàng.
Cùng ngày, Bộ Y tế ban hành Công văn số 369/BYT-TT-KT về tăng cường tuyên truyền vận động phòng, chống bệnh Viêm đường hô hấp do nCoV gửi Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Đài Phát thanh Truyền hình 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Phó
Thủ tướng Vũ Đức Đam nghe lãnh đạo BV Bệnh Nhiệt đới TW báo cáo công tác chuẩn bị phòng, chống nCoV (sáng 23/1/2020).
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An 21/21 huyện, thành, thị đã thành lập một đội phản ứng nhanh để ứng phó với dịch bệnh này.
Dự kiến, chị T. sẽ được cho ra viện - nguồn tin từ BVĐK TW Quảng Nam cho hay.
Đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã ký Công văn số 79-CV/TW gửi: Các tỉnh ủy, thành ủy; các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các đảng ủy đơn vị sự nghiệp Trung ương về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona. Công văn yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Thủ tướng về phòng, chống virus corona.
Cùng ngày, các chuyên gia đầu ngành truyền nhiễm khu vực phía Bắc vẫn tiếp tục họp tại Cục Quản lý khám chữa bệnh về công tác điều trị, chăm sóc, phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm phổi cấp do vi rút Corona.
BS.CK2 Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy thay mặt cán bộ công nhân viên chức của bệnh viện cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo Bộ Y tế đã có những chỉ đạo khẩn cấp kịp thời trong công tác phòng chống nCoV. Chính vì chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, Bộ Y tế và cả hệ thống chính trị vào cuộc nên đến thời điểm này, việc phòng chống nCoV nói chung và tại Bệnh viện Chợ Rẫy nói riêng mới vững vàng.
“Đây là thành tích chung của cả ngành Y tế chứ không riêng gì của Bệnh viện Chợ Rẫy” - BS. Thức nói.
Phân luồng và bố trí buồng khám riêng đối với người bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính (ho, sốt...) đặc biệt lưu ý khi có yếu tố dịch tễ của người bệnh sống hoặc đến từ Trung Quốc trong vòng 14 ngày.
Nắm rõ tình hình lao động Trung Quốc về quê dịp Tết và trở lại Việt Nam làm việc, phối hợp với ngành Y tế cách ly người lao động về nước từ vùng có dịch, phối hợp với cơ sở y tế cách ly người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm nCoV; Hạn chế tổ chức các hoạt động, sự kiện tập trung đông người.
Phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế địa phương chủ động xây dựng chương trình hành động cụ thể nhằm đảm bảo sức khỏe và thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh...
Chiều 28-1, Phó Thủ tướng Chính Phủ Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi và giao cho Bộ Y tế thành lập 40 đội cơ động phản ứng nhanh. Mỗi BV thành lập một đội cơ động. Bộ Y tế và Bộ Thông tin Truyền thông thiết lập các điểm cầu giao ban trực tuyến giữa Bộ Y tế với 20 BV đang điều trị hoặc cách ly các ca mắc, nghi ngờ nhiễm nCoV.
Trước mắt tạm thời không cấp thị thực du lịch cho khách Trung Quốc đến từ khu vực có dịch bệnh, trừ trường hợp khẩn cấp. Đối với cư dân khu vực biên giới, sử dụng đường mòn, lối mở, cần tạm thời hạn chế qua lại biên giới trong thời gian này. Cấp uỷ, chính quyền địa phương quản lý việc qua lại biên giới, tuỳ vào diễn biến thực tế, theo quy chế quản lý biên giới hiện hành.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.
Kết quả: Âm tính.
Tuy nhiên bệnh nhân này vẫn phải được lưu giữ tại khoa Bệnh Nhiệt đới của BV để theo dõi cách ly.
Người cha là Li Ding (SN 1954) hiện đã tỉnh, ăn ngủ được, thở oxy qua canula, thở êm. Bệnh nhân không sốt từ 18h chiều 25/1, phổi ít ran bên trái, XQuang phổi ngày 27/1 thấy, đông đặc bên trái, tổn thương ít phế nang phổi phải. Chức năng gan, thận, điện giải bình thường. Đã phết họng PCR lần lần 3 ngày 27/01, kết quả vẫn dương tính với nCoV. Sáng 28/1, bệnh nhân được phết hầu họng xét nghiệm lần 4 và đang chờ kết quả.
Hiện đang có một bệnh nhân nghi nhiễm virus corona có xuất xứ từ Vũ Hán - Trung Quốc đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên để xét nghiệm, kiểm tra. Bệnh nhân đã được cách ly, theo dõi và điều trị. Các bác sĩ vẫn đang đợi kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên. Đến nay, Đắk Lắk vẫn chưa phát hiện được trường hợp nào nhiễm virus corona mới giống ở Vũ Hán.
Thủ tướng đề nghị các cơ quan thảo luận, đưa ra các giải pháp cụ thể, mạnh mẽ, gồm cả các biện pháp thế giới đã áp dụng và các biện pháp mới, để các ngành, địa phương triển khai tốt nhất, nhanh nhất, đồng bộ nhất để ngăn chặn hiệu quả hơn nữa, không để dịch lây lan, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, phải bảo đảm tính mạng, sức khỏe của người dân, không để dịch lây lan, hạn chế tối đa trường hợp tử vong. Hệ thống chính trị phải vào cuộc, nhất là các ngành chức năng và 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Bệnh nhân sinh năm 1954 (người bố), hiện tỉnh táo, tuy nhiên vẫn còn thở oxy qua canula (ống thông qua mũi). Kết quả kiểm tra sức khỏe cho thấy phổi còn ít ran bên trái, huyết áp tim mạch ổn định, trong 24 giờ qua bệnh nhân hết sốt, sinh hoạt khá hơn những ngày trước.
Những người có tiếp xúc gần được giám sát theo quy định.
Bộ Y tế đề nghị chia sẻ các thông tin về họ tên tuổi, số hộ chiếu, lịch trình đi lại trong vòng 14 ngày gần nhất, số ghế ngồi trên các phương tiện vận tải, địa chỉ nơi cứ trú tại Việt Nam, thông tin liên hệ và số điện thoại (nếu có) của công dân các nước khi nhập cảnh vào Việt Nam được phát hiện mắc bệnh/ tiếp xúc gần với người mắc bệnh theo yêu cầu của các tổ chức kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định, liên hệ với những người thuộc đối tượng nêu trên, hướng dẫn các biện pháp quản lý cần thiết để tránh lây lan.
Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống của Bộ Y tế; hướng dẫn người dân chủ động các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo.
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng tiếp tục đặt phòng chống dịch bệnh lên trên hết, huy động lực lượng, tập trung cao nhất phát hiện kịp thời các ca nghi ngờ lây nhiễm để khoanh vùng, cách ly, xét nghiệm chẩn đoán nhanh nhất, không để dịch bệnh lây ra cộng đồng.
Nếu cần trợ giúp, hỗ trợ, công dân liên hệ theo số đường dây nóng Bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc là: +8613120363638; Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Thượng Hải là +8613661537498; Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Côn Minh là 0086 13099948529; Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Nam Ninh là +8618587897059; Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Quảng Châu là +8613247675268; Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Hong Kong là +85225914510 hoặc số điện thoại của Tổng đài Bảo hộ công dân là: +84981 84 84 84.
Đối tượng phải khai báo y tế là hành khách nhập cảnh từ Trung Quốc tại tất cả các cửa khẩu. Tờ khai báo y tế tại các cửa khẩu được cung cấp miễn phí.
Bộ Y tế đề nghị điều tra, lập danh sách các trường hợp có tiếp xúc gần với trường hợp bệnh để theo dõi sức khỏe, hướng dẫn thực hiện cách ly, phòng chống lây nhiễm, kịp thời thông báo cơ sở y tế khi có biểu hiện bệnh. Sẵn sàng triển khai ngay các hoạt động theo tình huống 3 (xuất hiện các trường hợp bệnh trong cộng đồng) theo Kế hoạch của Bộ Y tế đáp ứng với bệnh nCoV...
Phó Thủ tướng chỉ đạo đặt cảnh báo ở mức lây nhiễm cao hơn. Các cơ sở y tế phải nghiêm ngặt bảo vệ đội ngũ cán bộ y tế, không để lây nhiễm.
Thực hiện ngay khai báo y tế ở tất cả các cửa khẩu - đặc biệt với người đến từ Vũ Hán. Kiểm soát những người có sốt. Khuyến cáo mọi người hạn chế đến vùng có dịch, và cả các nước có người nhiễm bệnh.
Bắt đầu kích hoạt chính thức trung tâm khẩn cấp Bộ Y tế ứng phó với nCoV, kiên quyết không để dịch lây lan. Thông tin đầy đủ chính xác bệnh đến người dân để người dân sinh hoạt bình thường. Không vì lý do gì làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch - Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Hai bệnh nhân nhập viện đều là người Trung Quốc, người cha từ Vũ Xương, Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc đến Hà Nội vào ngày 13-1, sau đó ở Nha Trang. Còn người con từ Long An, đến Nha Trang. Hai người gặp nhau 4 ngày ở Nha Trang.
Do bệnh nhân đến từ vùng dịch, nghi ngờ đây là ca nhiễm nCoV nên cách ly hai lớp và điều trị theo phác đồ. Đến tối cùng ngày, sức khoẻ của cả hai bệnh nhân đã ổn định.
Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị sẵn sàng triển khai ở tình huống 2 xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Lạng Sơn, thực hiện quyết liệt việc phân tuyến điều trị, hạn chế di chuyển bệnh nhân, triển khai kế hoạch mở rộng...
Tăng cường công tác truyền thông để người dân hiểu về đường lây của dịch bệnh để tự phòng chống mà không hoang mang, lo lắng. Tuyên truyền về các khuyến cáo của Bộ Y tế để người dân nắm được, đặc biệt là các đối tượng, người nhà đối tượng có nguy cơ cao, khi có các triệu chứng cần đến cơ sở y tế khám và điều trị.
10h30 ngày 23-1-2020: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã tới kiểm tra BV Bệnh nhiệt đới cơ sở 2 tại Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội về khả năng đáp ứng với dịch bệnh trong trường hợp bệnh viêm phổi do virus corona xâm nhập Việt Nam.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo ngành y tế không được chủ quan và cần thông tin đầy đủ để người dân được biết. Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt các cửa khẩu, đặc biệt các cửa khẩu từ Trung Quốc, sẵn sàng theo dõi, cách ly ngay tại cửa khẩu khi phát hiện ca bệnh nghi ngờ.
Tất cả các cơ sở điều trị thực hiện đúng các hướng dẫn của Bộ Y tế, có bệnh nhân cần phải cách ly, điều trị ngay.
Yêu cầu các Bộ phối hợp với Bộ Y tế để cung cấp thông tin và khuyến cáo các công dân Việt Nam không nên đến các khu vực đang có dịch khi không cần thiết.
Giám đốc của WHO tuyên bố vẫn còn quá sớm để tuyên bố đây là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu, cần thêm thông tin và bằng chứng để đưa ra quyết định cuối cùng.
Đoàn công tác yêu cầu rà soát lại quy trình kiểm dịch y tế quốc tế, phổ biến cập nhật các quy trình kiêm dịch cho nhân viên y tế; Rà soát lại các cơ số thuốc, trang thiết bị, thiết bởi đo nhiệt kế, khẩu trang... để đảm bảo đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch ngay từ khi phát hiện ca bệnh nghi ngờ. Đối với máy đo thân nhiệt, cần sắp xếp, điều tiết hợp lý máy để phát huy hiệu quả giám sát dịch bệnh
Đồng thời khẩn trương thực hiện tổ chức phân loại người bệnh ngay từ khi người bệnh đến đăng ký khám bệnh. Người bệnh có triệu chứng của viêm đường hô hấp cấp tính (ho, sốt…) phải được phân luồng và khám, tư vấn tại buồng khám riêng biệt, khai thác các yếu tố dịch tễ của người bệnh sống hoặc đến từ Trung Quốc trong vòng 14 ngày, nếu thấy nghi ngờ trường hợp viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân cần cách ly tạm thời, thông báo khẩn cho Y tế dự phòng lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán kịp thời.
Tuân thủ các biện pháp phòng ngừa chuẩn và giọt bắn cho nhân viên y tế có tiếp xúc với người bệnh có triệu chứng của viêm đường hô hấp cấp tính trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh như đeo khẩu trang, rửa tay thường quy.
Tăng cường công tác truyền thông trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhằm phát hiện, phòng chống bệnh viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân như: tình hình bệnh dịch viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân hiện nay, các biện pháp phát hiện, phòng lây nhiễm để người bệnh tự giác khai báo tiền sử đi lại tại nước liên quan đến dịch bệnh...
- Tình huống 1: Chưa ghi nhận trường hợp bệnh tại Việt Nam
Phát hiện sớm trường hợp viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút corona về Việt Nam từ vùng có dịch.
- Tình huống 2: Xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào Việt Nam
Khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng.
- Tình huống 3: Dịch bệnh lây lan trong cộng đồng
Đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lan rộng trong cộng đồng.
Hướng dẫn chỉ rõ, chủng vi rút corona mới (nCoV) gây viêm phổi tại tỉnh Vũ Hán, Trung Quốc đã được xác định và có nguy cơ lan rộng.
Người nhiễm nCoV có các triệu chứng cấp tính: ho, sốt, khó thở, có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh.
Các biện pháp phòng lây nhiễm vi rút corona mới gồm đeo khẩu trang và đến cơ sở y tế khám bệnh ngay khi có triệu chứng hô hấp. Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc bằng dung dịch rửa tay có chứa cồn, đặc biệt sau khi hắt hơi, ho hoặc chùi mũi. Che mũi, miệng khi có hắt hơi và ho, vứt các khăn giấy lau mũi miệng vào thùng rác riêng có nắp đậy.
Phòng ngừa lây nhiễm trong BV bằng cách thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám, cách ly và điều trị bệnh nhân, các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm đối với cán bộ y tế, người chăm sóc người bệnh và các người bệnh khác tại các cơ sở điều trị người bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế...
Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch ứng phó với dịch bệnh theo quy định và theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới; tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra giám sát và phòng, chống dịch bệnh; bảo đảm đủ phương tiện, vật tư, trang thiết bị và hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật cho các địa phương.
Phối hợp với WHO, các tổ chức quốc tế theo dõi chặt chẽ và cập nhật thường xuyên thông tin tình hình dịch bệnh. Truyền thông tới người dân, cộng đồng và các đối tượng có nguy cơ về từ vùng dịch, khuyến cáo người dân không để hoang mang, lo lắng; chủ động phòng chống bệnh dịch mùa đông xuân theo các khuyến cáo của Bộ Y tế.
Đẩy mạnh việc giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu, giám sát viêm phổi nặng chưa rõ nguyên nhân tại các cơ sở khám chữa bệnh và giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng, đặc biệt lưu ý các trường hợp có tiền sử về từ vùng dịch, kịp thời phát hiện và xử lý không để bệnh lây lan ra cộng đồng.
Duy trì hoạt động của Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam tại Bộ Y tế và tại 04 Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur.
Ngày 11-1-2020, Trung Quốc thông báo về trường hợp tử vong đầu tiên, nạn nhân là một người đàn 61 tuổi ở Vũ Hán, ông tử vong vì bệnh viêm phổi lạ. Cơ Quan Y tế thành phố Vũ Hán, Trung Quốc thông báo, đó là trường hợp của một người đàn ông 61 tuổi ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã tử vong vì bệnh viêm phổi - dịch bệnh bùng phát mới đây tại Trung Quốc.
Trung Quốc sau đó xác định nguyên nhân là do chủng virus mới thuộc họ corona. WHO không khuyến cáo bất kỳ hình thức nào nhằm hạn chế việc đi lại, thương mại đến các khu vực tại Trung Quốc.
Theo chính quyền Trung Quốc, virus ở trường hợp này có thể gây bệnh nặng ở một số bệnh nhân và chưa dễ dàng lây truyền từ người sang người.
Các cuộc điều tra được thực hiện để xác định nguồn lây, đường lây truyền và các biện pháp phòng chống. WHO tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Chính quyền Trung Quốc và các đối tác để điều tra và đáp ứng với vụ dịch.
Nhóm Phóng viên
(Thông tin chính thống từ Bộ Y tế)
Hôm nay | 324 | |
Hôm qua | 380 | |
Tuần này | 1537 | |
Tuần trước | 2476 | |
Tháng này | 7681 | |
Tháng trước | 11145 | |
Lượt truy cập thứ | 302627 |