Thiết kế website VietWeb.Vn - DaHinh.Com
Thông báo chỉ đạo: |
Thủ tục : Khám giám định đối với trường hợp vết thương tái phát
1. Trình tự thực hiện :
Bước 1 : Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi giấy giới thiệu kèm hồ sơ về cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định Y khoa (Trung tâm Giám định Y khoa).
* Hoặc Cơ quan công an gửi kèm theo hồ sơ theo quy định của Bộ Công an.
Bước 2 : Trung tâm Giám định Y khoa tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thực hiện việc lập hồ sơ khám GĐYK:
Nếu hồ sơ khám GĐYK không đúng, không đủ theo quy định thì yêu cầu sửa đổi bổ sung trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ. Sau 05 ngày làm việc nếu hồ sơ không đúng, không đủ, Trung tâm giám định y khoa trả lại hồ sơ khám GĐYK cho cơ quan giới thiệu. Trung tâm Giám định Y khoa có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho tổ chức giới thiệu biết trong đó nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định của Hội đồng.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Trung tâm Giám định Y khoa thực hiện khám giám định cho đối tượng theo đúng thời gian quy định của pháp luật.
Bước 3 :Các đối tượng đến khám giám định, làm các xét nghiệm và khám chuyên khoa cần thiết theo chỉ định của Bác sỹ thụ lý hồ sơ.
Bước 4 : Cơ quan thường trực Hội đồng Giám định Y khoa mời đối tượng tới Hội đồng Giám định Y khoa để thực chứng tại Hội đồng, nghe kết quả khám giám định và kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa.
Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi có kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa, Trung tâm Giám định Y khoa có trách nhiệm phát hành biên bản GĐYK và trả cho tổ chức giới thiệu.
- Cách thức thực hiện : Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Giám định Y khoa.
- Thành phần, số lượng hồ sơ :
I. Thành phần hồ sơ bao gồm:
- Bản chính Giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo Mẫu số 38 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP do Lãnh đạo Sở ký tên và đóng dấu. Giấy giới thiệu phải ghi rõ đối tượng khám giám định lại (vết thương tái phát).
Văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đồng ý để đối tượng được khám giám định vết thương tái phát (Bản sao).
- Bản sao Giấy chứng nhận bị thương do Lãnh đạo Sở ký xác nhận, đóng dấu. Trường hợp đối tượng đã là thương binh thì thay bằng bản chính Bản trích lục hồ sơ thương binh.
- Bản sao Biên bản khám GĐYK của Hội đồng GĐYK đã khám xác định tỷ lệ % TTCT do thương tật lần gần nhất, được Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký tên và đóng dấu.
- Bản tóm tắt bệnh án hoặc Giấy ra viện sau khi điều trị thương tật tái phát của bệnh viện tuyến huyện hoặc tương đương trở lên, do Lãnh đạo hoặc người được ủy quyền ký tên, đóng dấu hợp pháp của bệnh viện.
- Đơn đề nghị theo của đối tượng theo Mẫu số 33 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP
* Trường hợp đang công tác trong Ngành công an: Giấy giới thiệu của cơ quan Công An và hồ sơ kèm theo theo quy định của Bộ Công an.
- Giấy CMND/ CCCD (Bản sao công chứng)
- 01 ảnh 4 x 6.
II. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn giải quyết : 60 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính : Hội đồng giám định y khoa tỉnh
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính : Biên bản khám giám định đối với trường hợp vết thương tái phát.
- Lệ phí : Do ngân sách nhà nước chi trảthực hiện theo quy định tại Khoản 2. Điều 2 của Thông tư số 243/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai :
Mẫu số 38 : Giấy giới thiệu khám giám định y khoa
- Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính :
Thương binh có vết thương đặc biệt sau đây, nay bị tái phát dẫn đến các tình trạng sau thì được khám giám định lại( Điều 40 Nghị định 131/2021/NĐ-CP):
a) Vết thương sọ não bị khuyết xương sọ hoặc còn mảnh kim khí trong sọ gây biến chứng dẫn đến rối loạn tâm thần hoặc liệt.
b) Vết thương thấu phổi gây biến chứng dày dính màng phổi hoặc xẹp phổi dẫn đến phải cắt phổi hoặc thùy phổi.
c) Vết thương ở tim dẫn đến phải phẫu thuật.
d) Vết thương ổ bụng: Dạ dày hoặc ruột gây biến chứng ở dạ dày hoặc ruột hoặc dính tắc ruột phải phẫu thuật giải quyết biến chứng.
đ) Vết thương ở gan; mật, lách; tụy hoặc thận hoặc bàng quang phải phẫu thuật giải quyết biến chứng.
e) Vết thương ở cột sống gây biến chứng liệt hoặc rối loạn cơ tròn đại tiểu tiện không tự chủ.
g) Các vết thương ở tay hoặc ở chân tái phát phải phẫu thuật cắt đoạn chi.
h) Vết thương ở mắt tái phát dẫn đến mù mắt hoàn toàn; vết thương ở tai gây mất hoàn toàn sức nghe hai tai.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
1. Căn cứ Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14, ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ưu đãi người có công với cách mạng. Hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2021.
2. Căn cứ Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Hiệu lực từ ngày 15/02/2022.
3. Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27/9/2013 của liên Bộ Y tế - Bộ Lao động Thương binh và xã hội quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh tật và bệnh nghề nghiệp.
4. Thông tư số 243/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa.
5. Thông tư 01/2023/TT-BYT ngày 01/02/2023 của Bộ Y tế Quy định chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của hội đồng giám định y khoa các cấp.
2. Thông tin mẫu đơn và hướng dẫn tải tại đây:
Hôm nay | 81 | |
Hôm qua | 380 | |
Tuần này | 1294 | |
Tuần trước | 2476 | |
Tháng này | 7438 | |
Tháng trước | 11145 | |
Lượt truy cập thứ | 302384 |