Thủ tục hành chính
Quyết định công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung; thủ tục hành chính thay thế thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế
Chi tiết...
 
Quyết định về việc công bố nội dung thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực Giám định Y khoa thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y Tế

alt

alt

FILE ĐÍNH KÈM

 
Thông báo việc sửa đổi, bổ sung nội dung thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực Giám định Y khoa thuộc phạm vị chức năng của Trung tâm Giám định Y khoa tỉnh Quảng Ninh

alt

 

alt

File đính kèm

 

 

 
Thủ tục Khám giám định y khoa đối với người hoạt động kháng chiến liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hoá học

Thủ tục: Khám Giám định y khoa đối với người hoạt động kháng chiến có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hoá học

- Trình tự thực hiện:

Bước 1: Trung tâm Giám định Y khoa tiếp nhận giấy giới thiệu theo Mẫu số 38 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP của Chính phủ và hồ sơ của Sở Lao động - TBXH chuyển đến.

Bước 2 : Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét hồ sơ và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật.

- Nếu hồ sơ khám GĐYK không đúng, không đủ theo quy định thì yêu cầu sửa đổi bổ sung trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ. Sau 05 ngày làm việc nếu hồ sơ không đúng, không đủ, Trung tâm giám định y khoa trả lại hồ sơ khám GĐYK cho tổ chức giới thiệu là Sở LĐTBXH. Trung tâm Giám định Y khoa có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho tổ chức giới thiệu (Sở LĐTBXH) biết trong đó nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định của Hội đồng.

Bước 3 : Các đối tượng đến khám giám định, làm các xét nghiệm và khám chuyên khoa cần thiết theo chỉ định của Bác sỹ thụ lý hồ sơ.

Bước 4 : Cơ quan thường trực Hội đồng Giám định Y khoa mời đối tượng tới Hội đồng Giám định Y khoa để thực chứng tại Hội đồng, nghe kết quả khám giám định và kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa.

Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi Hội đồng GĐYK có kết luận, cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm phát hành Biên bản giám định y khoa và trả kết quả cho Sở LĐTBXH.

- Cách thức thực hiện : Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Giám định Y khoa .

- Thành phần, số lượng hồ sơ :

I. Hồ sơ bao gồm:

- Giấy giới thiệu của Sở LĐTBXH theo mẫu số 38 Phụ lục 1 Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở LĐTBXH ký tên và đóng dấu;

- Bản khai theo mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng

- Một trong các giấy tờ ghi nhận mắc bệnh hoặc dị dạng, dị tật như sau:

+ Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an) theo mẫu quy định của Bộ Y tế.

+ Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án ngoại trú của Phòng khám Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo mẫu quy định của Bộ Y tế.

+ Giấy tờ do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền ban hành được xác lập từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước ghi nhận mắc bệnh thuộc nhóm bệnh thần kinh ngoại biên trong thời gian từ một đến năm tuần sau phơi nhiễm đối với trường hợp mắc bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính hoặc bán cấp tính theo quy định tại Phụ lục V Nghị định 131/2021/NĐ-CP.

+ Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án của lần điều trị cuối cùng ghi nhận quá trình điều trị về bệnh rối loạn tâm thần liên tiếp trong 03 năm trở lên của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an) với các bệnh rối loạn tâm thần có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học theo quy định tại khoản 15 Phụ lục V Nghị định 131/2021/NĐ-CP.

+ Giấy xác nhận người hoạt động kháng chiến có vợ hoặc có chồng nhưng không có con đẻ của Ủy ban nhân dân cấp xã.

- CCCD/ CMND/ giấy khai sinh (bản sao công chứng).

- 01 ảnh 4 x 6.

II. Số lượng: 01 bộ.

- Thời hạn giải quyết :

Thực hiện khám giám định cho đối tượng và ban hành Biên bản khám GĐYK trong thời gian không quá 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. (Trừ những trường hợp chưa đủ tiêu chí xác định bệnh Đái tháo đường type 2 liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học phải hẹn xét nghiệm lại sau 2 - 3 tháng hoặc phải nhập viện xác định theo hướng dẫn tại Quyết định 3459/QĐ-BYT ngày 31/7/2027 của Bộ Y tế ban hành tài liệu Hướng dẫn giám định y khoa bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin trên cơ sở tài liệu ban hành kèm theo Quyết định số 3201/QĐ-BYT ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế).

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính : Cá nhân

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính : Hội đồng Giám định Y khoa

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính : Biên bản giám định Y khoa

- Lệ phí : Do ngân sách nhà nước chi trảthực hiện theo Quy định tại Khoản 2. Điều 2 của Thông tư số 243/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai :

1. Giấy giới thiệu khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học theo Mẫu số 38 Phụ lục 1 (Ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng).

2. Bản khai theo mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng

- Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính :

Các bệnh đề nghị giám định được quy định từ khoản 1 đến khoản 15 phụ lục V Nghị định 131/2021/NĐ-CP.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :

1. Căn cứ Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14, ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ưu đãi người có công với cách mạng. Hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2021.

2. Căn cứ Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Hiệu lực từ ngày 15/02/2022.

3. Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27/9/2013 của liên Bộ Y tế - Bộ Lao động Thương binh và xã hội quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh tật và bệnh nghề nghiệp.

4. Thông tư số 243/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa.

5. Thông tư 01/2023/TT-BYT ngày 01/02/2023 của Bộ Y tế Quy định chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của hội đồng giám định y khoa các cấp.

6. Quyết định số 3459/QĐ-BYT ngày 31/7/2017 của Bộ Y tế về việc phê duyệt tài liệu hướng dẫn giám định y khoa bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin trên cơ sở tài liệu ban hành kèm theo quyết định số 3201/QĐ-BYT ngày 29 tháng 6 năm 2016 của Bộ Y tế.

2. Thông tin mẫu đơn và hướng dẫn tải tại đây: 

 
Thủ tục Khám giám định để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai

Thủ tục : Khám giám định để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh

hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai

 

1. Trình tự thực hiện :

Bước 1 : Người lao động hoặc thân nhân người lao động gửi hồ sơ khám giám định cho Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa (Trung tâm Giám định Y khoa) (Căn cứ khoản 1, Điều 11, Thông tư số 56/2017/TT-BYT).

Bước 2 :Trung tâm Giám định Y khoanhận hồ sơ đề nghị khám giám định. Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định,Trung tâm Giám định y khoa có trách nhiệm tổ chức khám giám địnhtheo đúng thời gian quy định của pháp luật.

- Nếu hồ sơ giám định không hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Trung tâm giám định y khoa có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

- Trường hợp không khám giám định, trong thời gian 07 ngày làm việc, Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết trong đó nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định của Hội đồng.

Bước 3 :Các đối tượng đến khám giám định, làm các xét nghiệm và khám chuyên khoa cần thiết theo chỉ định của Bác sỹ thụ lý hồ sơ.

Bước 4 : Cơ quan thường trực Hội đồng Giám định Y khoa mời đối tượng tới Hội đồng Giám định Y khoa để thực chứng tại Hội đồng, nghe kết quả khám giám định và kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa.

Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, Hội đồng GĐYK có trách nhiệm tổ chức khám giám định và ban hành Biên bản giám định y khoa và trả kết quả cho người sử dụng lao động hoặc người lao động. Trường hợp quá thời gian trên chưa ban hành biên bản phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do (Căn cứ Khoản 2 Điều 11, Thông tư số 01/2023/TT-BYT; Căn cứ Điểm d Khoản 2 Điều 39 và Khoản 3 Điều 166 Nghị định 131/2021/NĐ-CP).

- Cách thức thực hiện : Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Giám định Y khoa .

- Thành phần, số lượng hồ sơ :

I. Thành phần hồ sơ bao gồm:

a. Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ Y tế;

b. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau đây: Tóm tắt hồ sơ bệnh án; Giấy xác nhận khuyết tật; Giấy ra viện; Sổ khám bệnh; Giấy tờ chẩn đoán, điều trị bao gồm : Phiếu khám bệnh hoặc kết quả cận lâm sàng hoặc đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Hồ sơ bệnh nghề nghiệp hoặc Biên bản giám định y khoa lần gần nhất đối với người đã được khám giám định;

c. Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian;

d. 01 ảnh 4x6.

II. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

- Thời hạn giải quyết : 60 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính : Cá nhân; Tổ chức (Không bao gồm doanh nghiệp, HTX)

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính : Hội đồng giám định Y khoa tỉnh;

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính : Biên bản khám giám định y khoa

- Lệ phí : Thực hiện theo quy định của Thông tư số 243/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính: Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai :

Phụ lục 2: Giấy đề nghị khám giám định

- Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính :

+ Đối tượng khám giám định là người đang làm việc hoặc cư trú, sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

+ Các đối tượng thuộc Bộ Công an, Bộ giao thông vận tải khi cơ quan quản lý đối tượng hoặc cơ quan thường trực Hội đồng Giám định Y khoa Bộ Công an, Bộ giao thông vận tải có đề nghị giám định y khoa bằng văn bản.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :

1. Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014;

2. Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015;

3. Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

4. Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.

5. Thông tư 18/2022/TT-BYT ngày 31/12/2022 của Bộ Y tế : Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.

6. Thông tư số 243/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa.

7. Thông tư 01/2023/TT-BYT ngày 01/02/2023 của Bộ Y tế Quy định chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của hội đồng giám định y khoa các cấp.

2. Thông tin mẫu đơn và hướng dẫn tải tại đây: 

 
Thủ tục Khám giám định đối với trường hợp vết thương tái phát

Thủ tục : Khám giám định đối với trường hợp vết thương tái phát

 

 

1. Trình tự thực hiện :

Bước 1 :  Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi giấy giới thiệu kèm hồ sơ về cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định Y khoa (Trung tâm Giám định Y khoa).

* Hoặc Cơ quan công an gửi  kèm theo hồ sơ theo quy định của Bộ Công an.

Bước 2 : Trung tâm Giám định Y khoa tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thực hiện việc lập hồ sơ khám GĐYK:

Nếu hồ sơ khám GĐYK không đúng, không đủ theo quy định thì yêu cầu sửa đổi bổ sung trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ. Sau 05 ngày làm việc nếu hồ sơ không đúng, không đủ, Trung tâm giám định y khoa trả lại hồ sơ khám GĐYK cho cơ quan giới thiệu. Trung tâm Giám định Y khoa có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho tổ chức giới thiệu biết trong đó nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định của Hội đồng.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Trung tâm Giám định Y khoa thực hiện khám giám định cho đối tượng theo đúng thời gian quy định của pháp luật.

Bước 3 :Các đối tượng đến khám giám định, làm các xét nghiệm và khám chuyên khoa cần thiết theo chỉ định của Bác sỹ thụ lý hồ sơ.

Bước 4 : Cơ quan thường trực Hội đồng Giám định Y khoa mời đối tượng tới Hội đồng Giám định Y khoa để thực chứng tại Hội đồng, nghe kết quả khám giám định và kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa.

Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi có kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa, Trung tâm Giám định Y khoa có trách nhiệm phát hành biên bản GĐYK và trả cho tổ chức giới thiệu.

- Cách thức thực hiện : Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Giám định Y khoa.

- Thành phần, số lượng hồ sơ :

I. Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Bản chính Giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo Mẫu số 38 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP do Lãnh đạo Sở ký tên và đóng dấu. Giấy giới thiệu phải ghi rõ đối tượng khám giám định lại (vết thương tái phát).

Văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đồng ý để đối tượng được khám giám định vết thương tái phát (Bản sao).

- Bản sao Giấy chứng nhận bị thương do Lãnh đạo Sở ký xác nhận, đóng dấu. Trường hợp đối tượng đã là thương binh thì thay bằng bản chính Bản trích lục hồ sơ thương binh.

- Bản sao Biên bản khám GĐYK của Hội đồng GĐYK đã khám xác định tỷ lệ % TTCT do thương tật lần gần nhất, được Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký tên và đóng dấu.

- Bản tóm tắt bệnh án hoặc Giấy ra viện sau khi điều trị thương tật tái phát của bệnh viện tuyến huyện hoặc tương đương trở lên, do Lãnh đạo hoặc người được ủy quyền ký tên, đóng dấu hợp pháp của bệnh viện.

- Đơn đề nghị theo của đối tượng theo Mẫu số 33 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP

* Trường hợp đang công tác trong Ngành công an: Giấy giới thiệu của cơ quan  Công An và hồ sơ kèm theo theo quy định của Bộ Công an.

- Giấy CMND/ CCCD (Bản sao công chứng)

- 01 ảnh 4 x 6.

II. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

- Thời hạn giải quyết : 60 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính : Hội đồng giám định y khoa tỉnh

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính : Biên bản khám giám định đối với trường hợp vết thương tái phát.

- Lệ phí : Do ngân sách nhà nước chi trảthực hiện theo quy định tại Khoản 2. Điều 2 của Thông tư số 243/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai :

Mẫu số 38 : Giấy giới thiệu khám giám định y khoa

- Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính :

Thương binh có vết thương đặc biệt sau đây, nay bị tái phát dẫn đến các tình trạng sau thì được khám giám định lại( Điều 40 Nghị định 131/2021/NĐ-CP):

a) Vết thương sọ não bị khuyết xương sọ hoặc còn mảnh kim khí trong sọ gây biến chứng dẫn đến rối loạn tâm thần hoặc liệt.

b) Vết thương thấu phổi gây biến chứng dày dính màng phổi hoặc xẹp phổi dẫn đến phải cắt phổi hoặc thùy phổi.

c) Vết thương ở tim dẫn đến phải phẫu thuật.

d) Vết thương ổ bụng: Dạ dày hoặc ruột gây biến chứng ở dạ dày hoặc ruột hoặc dính tắc ruột phải phẫu thuật giải quyết biến chứng.

đ) Vết thương ở gan; mật, lách; tụy hoặc thận hoặc bàng quang phải phẫu thuật giải quyết biến chứng.

e) Vết thương ở cột sống gây biến chứng liệt hoặc rối loạn cơ tròn đại tiểu tiện không tự chủ.

g) Các vết thương ở tay hoặc ở chân tái phát phải phẫu thuật cắt đoạn chi.

h) Vết thương ở mắt tái phát dẫn đến mù mắt hoàn toàn; vết thương ở tai gây mất hoàn toàn sức nghe hai tai.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :

1. Căn cứ Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14, ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ưu đãi người có công với cách mạng. Hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2021. 

2. Căn cứ Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Hiệu lực từ ngày 15/02/2022.

3. Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27/9/2013 của liên Bộ Y tế - Bộ Lao động Thương binh và xã hội quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh tật và bệnh nghề nghiệp.

4. Thông tư số 243/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa.

         5. Thông tư 01/2023/TT-BYT ngày 01/02/2023 của Bộ Y tế Quy định chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của hội đồng giám định y khoa các cấp.

2. Thông tin mẫu đơn và hướng dẫn tải tại đây: 

 
Thủ tục Khám giám định đối với trường hợp vết thương còn sót

Thủ tục : Khám giám định đối với trường hợp vết thương còn sót

 

 

1. Trình tự thực hiện :

Bước 1 :  Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi giấy giới thiệu kèm hồ sơ về cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định Y khoa (Trung tâm Giám định Y khoa).

* Hoặc Cơ quan công an gửi kèm theo hồ sơ theo quy định của Bộ Công an.

Bước 2 Trung tâm Giám định Y khoa tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thực hiện việc lập hồ sơ khám GĐYK:

Nếu hồ sơ khám GĐYK không đúng, không đủ theo quy định thì yêu cầu sửa đổi bổ sung trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ. Sau 05 ngày làm việc nếu hồ sơ không đúng, không đủ, Trung tâm giám định y khoa trả lại hồ sơ khám GĐYK cho cơ quan giới thiệu. Trung tâm Giám định Y khoa có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho tổ chức giới thiệu biết trong đó nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định của Hội đồng.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Trung tâmgiám định y khoa thực hiện khám giám định cho đối tượng theo đúng thời gian quy định của pháp luật.

Bước 3 :Các đối tượng đến khám giám định, làm các xét nghiệm và khám chuyên khoa cần thiết theo chỉ định của Bác sỹ thụ lý hồ sơ.

Bước 4 : Cơ quan thường trực Hội đồng Giám định Y khoa mời đối tượng tới Hội đồng Giám định Y khoa để thực chứng tại Hội đồng, nghe kết quả khám giám định và kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa.

Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi có kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa, Trung tâm Giám định Y khoa có trách nhiệm phát hành biên bản GĐYK và trả cho Cơ quan giới thiệu.

- Cách thức thực hiện : Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Giám định Y khoa.

- Thành phần, số lượng hồ sơ :

I. Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Bản chính Giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo Mẫu số 38 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP do Lãnh đạo Sở ký tên và đóng dấu. Giấy giới thiệu phải ghi rõ đối tượng khám giám định xác định tỷ lệ tạm thời.

- Bản sao Giấy chứng nhận bị thương ; Bản trích lục hồ sơ thương binh do cơ quan giới thiệu giám định ký xác nhận, đóng dấu.

- Bản sao Biên bản khám GĐYK của Hội đồng GĐYK của các lần giám định trước do Lãnh đạo Sở Lao động - TBXH ký tên và đóng dấu.

- Trường hợp người bị thương còn sót mảnh kim khí phải kèm theo kết quả chụp, chiếu và chẩn đoán của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an); Trường hợp đã phẫu thuật lấy dị vật thì phải kèm theo phiếu phẫu thuật hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án ghi nhận nội dung này.

- Đơn đề nghị của đối tượng theo Mẫu số 33 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP .

* Trường hợp đang công tác trong Ngành công an: Giấy giới thiệu của cơ quan Công An và hồ sơ kèm theo theo quy định của Bộ Công An.

- Giấy CMND/ CCCD (Bản sao công chứng)

- 01 ảnh 4 x 6.

II. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

- Thời hạn giải quyết : 60 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính : Cá nhân

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính : Hội đồng giám định y khoa tỉnh

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính : Biên bản khám giám định đối với trường hợp vết thương còn sót.

- Lệ phí : Do ngân sách nhà nước chi trảthực hiện theo quy định tại Khoản 2. Điều 2 của Thông tư số 243/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai : 

+ Mẫu số 33 : Đơn đề nghị giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với thương binh, người bị thương

+ Mẫu số 38 : Giấy giới thiệu khám giám định y khoa

- Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính : Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :

1. Căn cứ Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14, ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ưu đãi người có công với cách mạng. Hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2021.

2. Căn cứ Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Hiệu lực từ ngày 15/02/2022.

3. Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27/9/2013 của liên Bộ Y tế - Bộ Lao động Thương binh và xã hội quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh tật và bệnh nghề nghiệp.

4. Thông tư số 243/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa.

5. Thông tư 01/2023/TT-BYT ngày 01/02/2023 của Bộ Y tế Quy định chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của hội đồng giám định y khoa các cấp.

2. Thông tin mẫu đơn và hướng dẫn tải tại đây: 

 
Thủ tục Khám giám định đối với trường hợp bổ sung vết thương

Thủ tục : Khám giám định đối với trường hợp bổ sung vết thương

 

 

1. Trình tự thực hiện :

Bước 1 :  Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi giấy giới thiệu kèm hồ sơ về cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định Y khoa (Trung tâm Giám định Y khoa).

* Hoặc Cơ quan công an gửi kèm theo hồ sơ theo quy định của Bộ Công an.

Bước 2 :Trung tâm Giám định Y khoa tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và thực hiện việc lập hồ sơ khám GĐYK:

Nếu hồ sơ khám GĐYK không đúng, không đủ theo quy định thì yêu cầu sửa đổi bổ sung trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận hồ sơ. Sau 05 ngày làm việc nếu hồ sơ không đúng, không đủ, Trung tâm giám định y khoa trả lại hồ sơ khám GĐYK cho cơ quan giới thiệu. Trung tâm Giám định Y khoa có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho tổ chức giới thiệu biết trong đó nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định của Hội đồng.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Trung tâmgiám định y khoa thực hiện khám giám định cho đối tượng theo đúng thời gian quy định của pháp luật.

Bước 3 :Các đối tượng đến khám giám định, làm các xét nghiệm và khám chuyên khoa cần thiết theo chỉ định của Bác sỹ thụ lý hồ sơ.

Bước 4 : Cơ quan thường trực Hội đồng Giám định Y khoa mời đối tượng tới Hội đồng Giám định Y khoa để thực chứng tại Hội đồng, nghe kết quả khám giám định và kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa.

Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi có kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa, Trung tâm Giám định Y khoa có trách nhiệm phát hành biên bản GĐYK và trả cho tổ chức giới thiệu.

- Cách thức thực hiện : Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Trung tâm Giám định Y khoa.

- Thành phần, số lượng hồ sơ :

I. Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Bản chính Giấy giới thiệu theo Mẫu số 38 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP do Lãnh đạo Cơ quan giới thiệu ký tên và đóng dấu. Giấy giới thiệu phải ghi rõ đối tượng khám giám định bổ sung vết thương.

- Đơn đề nghị của đối tượng theo Mẫu số 33 Phụ lục I Nghị định 131/2021/NĐ-CP .

- Bản sao Giấy chứng nhận bị thương ; Bản trích lục hồ sơ thương binh do cơ quan giới thiệu giám định ký xác nhận, đóng dấu.

- Giấy chứng nhận bị thương của lần bị thương chưa được khám giám định.

- Bản sao Biên bản khám GĐYK của Hội đồng GĐYK của các lần giám định trước do Lãnh đạo Lãnh đạo Sở Lao động - TBXH ký tên và đóng dấu.

* Trường hợp đang công tác trong Ngành công an: Giấy giới thiệu của cơ quan Công An và hồ sơ kèm theo theo quy định của Bộ Công An.

- Giấy CMND/ CCCD (Bản sao công chứng)

- 01 ảnh 4 x 6.

II. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

- Thời hạn giải quyết : 60 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính : Cá nhân

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính : Hội đồng giám định y khoa tỉnh

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính : Biên bản khám giám định bổ sung vết thương

- Lệ phí : Do ngân sách nhà nước chi trảthực hiện theo quy định tại Khoản 2. Điều 2 của Thông tư số 243/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa.

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai : 

+ Mẫu số 33 : Đơn đề nghị giám định lại tỷ lệ tổn thương cơ thể đối với thương binh, người bị thương

+ Mẫu số 38 : Giấy giới thiệu khám giám định y khoa

- Yêu cầu, điều kiện thủ tục hành chính : Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :

1. Căn cứ Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14, ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ưu đãi người có công với cách mạng. Hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2021.

2. Căn cứ Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Hiệu lực từ ngày 15/02/2022.

3. Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27/9/2013 của liên Bộ Y tế - Bộ Lao động Thương binh và xã hội quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh tật và bệnh nghề nghiệp.

4. Thông tư số 243/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa.

5. Thông tư 01/2023/TT-BYT ngày 01/02/2023 của Bộ Y tế Quy định chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của hội đồng giám định y khoa các cấp.

2. Thông tin mẫu đơn và hướng dẫn tải tại đây: 

 


Trang 1/3